TẠI SAO PHƯỜNG XUÂN TĂNG LẠI CÓ TRƯỜNG MẦM NON BÌNH MINH???

         Trường Mầm non Bình Minh (Tại tổ 10 Xuân Tăng) mang tên cụ Nguyễn Bình Minh, nguyên Bí thư thị ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính thị xã Cam Đường-Lào Cai (từ năm 1966-1969). Cụ Nguyễn Bình Minh còn có tên gọi khác là Nguyễn Văn Đức; bí danh: Chiến, Đức, Sáu; sinh năm 1921; Nguyên quán: Thôn Đông Lao, xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Cuộc đời cụ Bình Minh có nhiều nét tương đồng và là một tấm gương sáng chân thực, sinh động trong học tập và làm theo gương Bác Hồ vĩ đại khiến cho mỗi chúng ta biết về cụ đều có những cảm xúc nghẹn ngào. Cụ mồ côi cả cha lẫn mẹ từ khi mới lên 10 tuổi. Cụ không xây dựng gia đình mà dành cả cuộc đời cống hiến cho cách mạng. Mặc dù cuộc sống đầy gian truân; thiếu thốn, thiệt thòi đủ đường bởi cha mẹ mất sớm song cụ giác ngộ cách mạng từ khi còn rất trẻ. Năm 1937 (khi đó cụ tròn 16 tuổi) đã tham gia Hội Ái hữu ở Hà Nội, năm 1940 được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ năm 1939 đến năm 1941 là Thư ký Công hội đỏ Hà Nội. Năm 1942 Cụ bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà tù Hỏa Lò Hà Nội sau đó bị đầy đi nhà tù Sơn La rồi nhà tù Côn Đảo. Trong nhà tù thực dân đế quốc Cụ đã bị giặc Pháp tra tấn rất dã man tàn khốc, bọn chúng dùng đinh đóng nát hết 10 đầu ngón tay, chân, đầu gối, chặt nửa bàn chân, đập gãy răng hàm và phá hủy các bộ phận trên cơ thể cụ dẫn đến những thương tật vĩnh viễn suốt cuộc đời khiến cụ không còn khả năng làm chồng, làm cha được nữa. Tuy bị bọn giặc tra tấn rất dã man nhưng cụ vẫn anh dũng, kiên cường nhất mực trung thành với cách mạng quyết không hé răng khai nửa lời, dù có phải bỏ mạng trong tù cũng quyết bảo vệ cơ sở cách mạng, bảo vệ đồng chí mình đến cùng. Tuy ở trong tù nhưng bằng mọi cách Cụ vẫn giữ liên lạc với tổ chức Đảng, tổ chức hoạt động đấu tranh với quản ngục, tuyên truyền lí tưởng của Đảng, biến nhà tù thành trường học của các chiến sỹ cộng sản. Sau Cách mạng Tháng tám thành công Cụ đã được giải phóng khỏi nhà tù Côn Đảo trở về và tiếp tục hoạt động cống hiến cho cách mạng. Trong quá trình công tác Cụ đã trải qua rất nhiều chức vụ, đơn vị công tác từ Nam ra Bắc. Năm 1945 đến 1947 Cụ được điều ra huyện đảo Phú Quốc giữ chức vụ Phó Bí thư rồi Bí thư kiêm chủ nhiệm Ủy ban Việt Minh lâm thời và chính trị viên cơ quan quân sự huyện đảo Phú Quốc. Năm 1947 Cụ được điều về làm Chủ tịch công đoàn ngành Quân giới Quân khu 9. Năm 1954 Cụ tập kết ra Bắc theo Hiệp định Giơnevơ; năm 1960 đến 1965 là Bí thư chi bộ hành chính quản trị Mỏ Apatit; năm 1966-1969 là Bí thư thị ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban hành chính thị xã Cam Đường-Lào Cai. Trong suốt quá trình sống và công tác của cụ đã có một thời gian dài gắn bó với quê hương cách mạng Cam Đường (xưa) và chính là mảnh đất Bình Minh hôm nay. Đến năm 1969 những vết thương trong chiến tranh tái phát ngày càng nặng, những đau đớn khi trái nắng trở trời đã làm cho sức khỏe của Cụ ngày càng suy kiệt. Thế nhưng cụ vẫn luôn gắng gượng chứ không muốn phiền lụy đến ai bởi có lẽ cụ đã quen với cuộc sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *